Tứ bất tượng là một hình ảnh quen thuộc trong tín ngưỡng thờ cúng Phương Đông, tượng trưng cho 4 loài linh vật: Long, Lân, Quy, Phụng. Trong bài viết sau, hãy cùng Vua Nệm đi tìm hiểu chi tiết Tứ Bất Tượng là gì, ý nghĩa và cách bài trí Tứ Bất Tượng đúng phong thủy.
Tứ Bất Tượng chỉ tên gọi chỉ 4 loại linh vật cao quý bấc nhất trong văn hóa Á Đông gồm Long, Lân, Quy, Phụng.
Trong văn hóa Á Đông, tứ bất tượng được dùng để chỉ 4 loài linh vật bao gồm Long, Lân, Quy, Phụng. Mỗi linh vật chứa một nguồn sức mạnh khác nhau với nguồn gốc, ý nghĩa phong thủy và hình dạng khác nhau.
Theo dân gian lưu truyền, tục thờ phụng tứ bất tượng bắt nguồn từ 4 vị thần linh là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước. Các vị chính được tạo ra từ 4 chòm sao diện cho 4 nguyên tố quan trọng gồm nước, gió, đất, lửa.
Tứ bất tượng được tạo ra từ 4 chòm sao đại diện cho 4 nguyên tố bao gồm nước, gió, đất, lửa, theo thứ tự chính là Long, Lân, Quy và Phụng.
Trong phong thủy, Long là một linh vật quan trọng, có sức mạnh và quyền uy không loài nào sánh kịp, chính vì thế mà Long được xếp hàng đầu trong tứ bất tượng. Hình tượng Long đại diện cho sự cao quý, quyền lực, lòng kính sợ nên nó được các hoàng tộc vua chúa sử dụng làm biểu tượng hoàng gia. Họa tiết Rồng cũng xuất hiện đa số trên trang phục, kiến trúc cung đình.
Linh vật này được tin rằng sẽ mang lại may mắn và trí tuệ cho gia chủ, đồng thời bảo vệ họ khỏi những vận khí xấu.
Trong phong thủy nhà ở, hình tượng rồng luôn mang đến sự uy nghi và nguồn sinh khí tốt lành. Các chuyên gia cho rằng việc đặt tượng rồng trong phòng khách hoặc bàn việc ở cơ quan sẽ giúp gia chủ sự nghiệp đỗ đạt, công việc hanh thông, tài lộc dồi dào. Về cách đặt, gia chủ nên đặt tượng Long ở vị trí hướng ra cửa sổ hoặc cửa chính để nhận được ý nghĩa tài lộc, công danh này.
Ngoài ra, tượng Long khi kết hợp cùng Phụng còn có ý nghĩa cải thiện tình duyên, đem lại nhiều điều may mắn, tốt lành về đường hôn nhân.
Lân Thú là linh vật thứ 2 trong hàng tứ bất tượng, đại điện cho sự sinh sôi, lòng nhân từ và lòng bác ái
Đây là linh vật quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Á Đông, đặc biệt là trong kiến trúc nhà cửa, cung đình, chùa chiền. Lân Thú còn là linh vật tượng trưng cho sự sinh sôi và mang những đặc trưng của các loài vật nhân từ. Dân gian lưu truyền, Lân còn được gọi với cái tên khác là Lân Thú, một sinh vật không ăn thịt và hãm hại các sinh vật khác bao giờ.
Mỗi khi Lân Thú xuất hiện là dấu hiệu của sự bình an, thịnh vượng. Chính vì thế, việc trưng bày Lân Thú trong ngôi nhà có ý nghĩa cầu chúc sự bình an, những điều tốt đẹp, phúc thiện và những điềm lành cho các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, việc trưng bày linh vật này trong bàn làm việc còn giúp cải vận, giảm tai ương. Nó giúp công việc của bạn luôn gặp nhiều may mắn, giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro, phá sản. Nếu có gặp khó khăn cũng sẽ sớm vượt qua.
Nếu đặt Lân Thú trong phòng làm việc thì nên đặt theo cặp, một trái một phải, quay đầu ra cửa, đuôi hướng về chỗ ngồi. Vi trí này sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng tiến trong công việc hơn.
Quy tượng trưng cho cả phần âm, dương của vũ trụ vạn vật với phần bụng phẳng bên dưới tượng trưng cho đất (âm) và phần mai gù bên trên tượng trưng cho trời (dương). Hình ảnh linh vật này đại diện cho sự trường tồn và sức chịu đựng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nó còn có nghĩa an khang thịnh vượng nên được người kinh doanh sử dụng để cầu thuận lợi, buôn may bán đắt.
Trong kiến trúc nhà ở, Quy mang ý nghĩa trấn trạch và đại diện cho sự trường thọ lâu dài. Trong Phật Giáo, đây là con vật biểu thị cho sự trường thọ, được các gia đình bày trí trong ngôi nhà để cầu bình an.
Một ứng dụng khác của Quy là đặt ở bàn thờ Thổ Địa để hóa giải khẩu nghiệp, giải trừ tai hung vận khí xấu. Bên cạnh đó, việc bày trí thần Quy trong nhà còn có tác dụng chế ngự sức ảnh hưởng của sao Thái Tuế - một ngôi sao đem lại tai họa và xui xẻo cho con người.
Phượng hay Phụng, là loài linh vật thứ 4 trong hàng tứ bất tượng, đại diện cho mặt trời. Các bộ phận của phượng hoàng đều mang 1 ý nghĩa riêng:
Có thể thấy, tất cả các bộ phận của Phượng Hoàng đều tượng trưng cho những sự đẹp đẽ nhất của đất trời. Thế nên sự xuất hiện của Phượng lúc nào cũng đem lại điều may mắn, hạnh phúc.
Theo thần thoại, Phượng còn là biểu tượng của sự bất tử, vĩnh cửu vì nó có khả năng tái sinh. Sau 500 năm, chim sẽ bay hướng tây tự đốt cháy mình thành tro tàn. Cũng từ trong tro tàn đó, ánh hào quang xuất hiện, chim Phượng Hoàng lại tái sinh.
Việc trưng bày Phượng Hoàng trong nhà giúp thúc đẩy các luồng khí phong thủy tốt, cầu hạnh phúc, bình an cho các thành viên trong gia đình. Bởi vì Phượng Hoàng tượng trưng cho sự tái sinh và bất tử nên khi trang trí tượng này, gia chủ sẽ gặp nhiều thành công, cuộc sống càng trở nên thịnh vượng sau những khó khăn, vấp ngã, trắc trở. Ngoài ra, nó còn đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống của gia đình.
Cách bố trí tứ bất tượng đúng phong thủy là đặt ở nơi cao ráo, trang nghiêm
Là 4 linh vật mang nhiều ý nghĩa tốt lành cho con người, tuy vậy, bạn sẽ chỉ nhận được lợi ích mà tứ bất tượng đem lại khi bày trí đúng phong thủy. Nếu không, có thể nhận lại những tác dụng ngược, khiến gia chủ gặp vận xui rủi.
Khi bày trí tứ bất tượng trong nhà, bạn nên dựa vào mệnh, tuổi tác, hướng nhà mà có những vị trí đặt phù hợp. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý đặt tứ bất tượng dưới đây:
XEM THÊM: Tứ Tượng Là Gì? 5 Ý Nghĩa Của Tứ Tượng Trong Phong Thủy
Hy vọng những thông phía trên đã giúp bạn giải đáp được tất cả các thắc mắc xoay quanh cũng tứ bất tượng cũng như cách bày trí tượng đúng cách. Theo dõi Vua Nệm để “bỏ túi” nhiều kiến thức hay liên quan đến phong thủy nhà ở bạn nhé!
Link nội dung: https://ddkqxs.com/tu-bat-tuong-la-gi-y-nghia-va-cach-bai-tri-a13155.html