Mùa lúa chín
lê anh thanh
Từng chi tiết trong các bức tranh này như bụi chuối, đàn gà, cánh đồng quê, đường làng… khiến nhiều người trẻ chỉ muốn về quê ngay lập tức khi xem qua.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 25 tuổi, sống tại hẻm 80 Lữ Gia, Q.11, TP.HCM, đã rưng rưng nước mắt khi xem từng bức ảnh vì đã không được về quê gần nửa năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Một vùng quê ở Thanh Hóa
lê anh thanh
“Xem xong bộ tranh vẽ này tôi cảm thấy rất xúc động vì tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên những hình ảnh, chi tiết trong tranh đối với tôi rất quen thuộc. Nó gợi nhớ nhiều về ký ức tuổi thơ về một miền quê bình dị, thân thương. Bây giờ sự công nghiệp hóa và đô thị hóa đang hằng ngày diễn ra, quê tôi cũng ít nhiều thay đổi nên không còn giữ lại nét mộc mạc như trước. Cây cối cũng ít đi, sông ngòi cũng bắt đầu ít nhiều bị ô nhiễm”, Nguyệt tâm sự.
Bình dị, thân thương
lê anh thanh
Nhớ mẹ, nhớ đàn gà lon ton
lê anh thanhKhông chỉ thả tim cho bộ ảnh, anh Nguyễn Thanh Tuấn, 34 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM, cho hay nhìn những bức ảnh ấy anh cảm thấy dung dị và thật đến từng chi tiết. Thiết nghĩ phải là người con yêu quê hương, làng quê, có một tuổi thơ thật đẹp mới vẽ được.
Bức tranh làm anh Tuấn nhớ quêLê anh thanh
Con đường làng
lê anh thanh
“Đặc biệt tranh nào cũng có hồn. Xem tranh mà tưởng xem lại một góc ký ức tuổi thơ, như chính ngôi nhà của tôi lúc bé vậy. Tôi thích tấm hình có ngôi nhà tranh, phía trước là cái ao nhỏ nhỏ. Nó giống 90% nhà tôi ở quê lúc nhỏ. Cảm giác bình yên, chân thật”, anh Tuấn chia sẻ.
Người thực hiện bộ ảnh trên là anh Lê Anh Thanh (thế hệ 7x), họa sĩ tự do tại TP.HCM. Anh là người con của vùng đồng chiêm trũng xứ Thanh, di cư vào Sài Gòn đã hơn 20 năm.
Theo anh Thanh nội dung các bức ảnh trên đều là miền ký ức của anh với nơi mình sinh ra. Đó là những căn nhà của gia đình, của người thân và những người hàng xóm xưa được anh lưu giữ trong tiềm thức. Đến những góc làng, triền đê, cánh đồng hay một khu vườn đầy kỷ niệm…
Làng quê Thanh Hóa
lê anh thanh
“Tôi là một người đam mê vẽ từ nhỏ, bắt đầu từ những bài vẽ ở phổ thông, những tờ báo tường. Những năm 2000, tôi vào Sài Gòn lê la khắp các phòng tranh vừa làm, vừa tự học. Năm 2006, tôi làm cho một xưởng vẽ của ông họa sĩ người Pháp, tại đây bản thân lĩnh hội được nhiều. Năm 2019, tôi ra ngoài làm họa sĩ tự do, từ đó bộ tranh “ký ức quê hương” với 50 bức ảnh được ra đời. Hầu hết các tác phẩm của tôi đều là sơn dầu trên vải”, anh Thanh nói.
Nét vẽ chân thật
lê anh thanh
Vùng đất an yêu
lê anh thanh
“Quãng thời gian thực hiện các bức tranh mạch cảm xúc cứ thế tuôn ra, vì nó liên tục, nên tối ngủ cũng mơ về những kỷ niệm quê hương, những hoạt động diễn ra như trước mắt, nhất là lúc vẽ căn nhà xưa của gia đình, tự nhiên nước mắt cứ tuôn trào”, anh Thanh bày tỏ.
Con đường vào nhà anh Thanh
lê anh thanh
Anh Thanh chia sẻ trong thời gian giãn cách vừa qua không qua xưởng được phải mang hoạ cụ về nhà vẽ, do có con nhỏ, nên ngày vừa chơi với con, vừa tranh thủ ngủ, tối khi chúng yên giấc thì anh bắt đầu vẽ, sáng mai lúc con dậy lại xếp cọ. Với anh Thanh cảm xúc về quê hương, về ký ức là vô tận.
Hoa nở rộ
lê anh thanh
Nhà là nơi chúng ta về
lê anh thanh
Ký ức quê hương là vô tận
lê anh thanh
“Dù là một tuổi thơ như thế nào đi nữa thì tôi tin đó là khoảng thời gian êm đềm, vui vẻ và khó phai mờ. Không lo nghĩ, không tính toán cho những điều sẽ đến là khoảng thời gian của những kỷ niệm ngọt ngào. Bây giờ cuộc sống của những bộn bề công việc mưu sinh đôi lúc khiến ta chìm vào một mớ trống rỗng tận sâu trong tâm hồn rồi chẳng biết mình đang cần gì, muốn gì và sẽ phải làm gì. Những lúc ấy lại thèm lắm tiếng cười của bọn trẻ hàng xóm, muốn quay về với căn nhà xưa mà lắng nghe tiếng ve vào buổi trưa hè hay tiếng côn trùng râm ran mỗi đêm”, anh trải lòng.
Link nội dung: https://ddkqxs.com/bo-anh-039ky-uc-que-huong039-khien-nhieu-nguoi-rung-rung-a13749.html