Những vết trầy xước hoặc vết thương ngoài da có thể bị nhiễm trùng nếu bạn không chăm sóc, vệ sinh hoặc sơ cứu đúng cách. Vậy khi bị trầy xước nên làm gì để vết thương mau liền da?
Bạn có thể bị trầy xước do ngã xe máy hoặc gặp những vết thương nhỏ do va đập trong sinh hoạt thường ngày. Cách xử lý vết thương khi bị trầy xước da thế nào cho vết thương nhanh lành, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng? Mời bạn đọc tiếp!
Da cọ xát trực tiếp với bề mặt thô ráp, sắc nhọn sẽ gây nên những vết thương hở miệng gọi là trầy xước. Các vết thương này thương không chảy nhiều máu nhưng lại có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn do đôi khi, chúng sẽ để lộ nhiều đầu dây thần kinh của da.
Bên cạnh đó, các vết trầy da thường không nghiêm trọng như những vết rạch hoặc cắt nên có thể được xử lý tại nhà. Tình trạng thương tích này rất phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như:
Các vết trầy xước chân hoặc các vùng cơ thể khác có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại trầy xước:
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu xây xát da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
>>> Tham khảo thêm: Bị bò cạp cắn phải làm sao cho hết nhức?
Bạn nên gắp bác sĩ nếu vết thương trầy xước nằm trong những trường hợp sau đây:
Bạn cũng cần gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan và dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ có thể làm sạch và băng vết thương. Họ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi để điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, bạn có thể cần đến phẫu thuật cắt bỏ da và vùng lân cận.
Té xe là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng trầy tay, trầy chân. Ngoài ra, xây xát da cũng có thể xuất hiện bất cứ khi nào da ma sát trực tiếp với bề mặt thô ráp hoặc nhám. Không những vậy, đôi khi tiếp xúc với một vật chuyển động nhanh cũng có thể làm xuất hiện vết xước trên da.
Khi bị trầy xước da nên làm gì? Cách sơ cứu cơ bản và phổ biến nhất khi bị xây xát và bị xước da nhẹ trên da bao gồm các bước như sau:
Đối với tình trạng xây xát da nghiêm trọng, bạn cần được bác sĩ thăm khám và chăm sóc y tế.
Khi vết thương được chữa lành, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc kháng sinh bôi và thay bằng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da mềm mại.
Trong cách làm nhanh lành vết thương trầy xước và hạn chế để lại sẹo, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vết thương và chăm sóc thích hợp có thể giúp ngăn ngừa sẹo, nhiễm trùng và tổn thương thêm.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách trị bỏng bô xe máy nhanh lành, không để lại sẹo
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://ddkqxs.com/bi-tray-xuoc-nen-lam-gi-huong-dan-cach-xu-ly-vet-thuong-ngoai-da-a13852.html